Bệnh tiêu chảy cấp: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Tiêu chảy cấp là tình trạng tiêu chảy gây mất nước và điện giải. Có rất nhiều mức độ khác nhau, nếu tiêu chảy kéo dài hơn 2 tuần thì gọi là tiêu chảy mạn tính, dẫn đến suy dinh dưỡng.

Bệnh tiêu chảy cấp là gì?

Tiêu chảy cấp tính là bệnh truyền nhiễm cấp tính rất nguy hiểm. Các triệu chứng chính của căn bệnh này bao gồm: tiêu chảy, nôn, mất nước, rối loạn điện giải. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể tử vong.

Bệnh tiêu chảy chia làm 2 loại:

  • Tiêu chảy cấp : kéo dài dưới 2 tuần
  • Tiêu chảy mãn tính: kéo dài hơn 4 tuần

Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cấp

Nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy cấp hầu hết do ăn phải thức ăn chứa vi khuẩn có khả năng đột nhập vào niêm mạc ruột và gây bệnh như Salmonella (St.typhimurium và S.enteritidis). Bệnh được lây qua đường tiêu hóa do thức ăn bị nhiễm Salmonella. Thời gian ủ bệnh tiêu chảy cấp dao động trung bình 12 – 36 giờ sau ăn. Bệnh sẽ khởi phát đột ngột: sốt, đau bụng vùng thượng vị hoặc quanh rốn, không mót rặn tiêu chảy nhiều lần, phân thối, nhiều nước đôi khi có nhầy, máu, gần giống phân trong lỵ trực khuẩn.

Nếu rơi vào trường hợp nặng, người bệnh có thể bị rối loạn điện giải do mất nước (môi khô, mắt trũng, khát nước). Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể dẫn đến tử vong do trụy mạch. Ngoài nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn, bệnh còn có thể do ăn phải thức ăn có chứa độc tố của vi khuẩn đã hình thành sẵn trong thức ăn và chính độc tố này gây bệnh (độc tố của tụ cầu vàng, Clostridium perfringens, Clostridium botulinum, bacillus cereus và Vibrio parahaemolyticus).

Biểu hiện lâm sàng của bệnh chính là tiêu chảy nhiều lần trong ngày, đau bụng, không sốt, buồn nôn và nôn. Tiêu chảy cấp nếu do Vibrio cholerae gây nên thì thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 5 ngày. Triệu chứng thường gặp là đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lờ lờ như nước vo gạo, không đau bụng, không sốt, có thể tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng. Nếu trẻ bị nhiễm phải E.coli sinh độc tố ruột, loại vi khuẩn này gây tăng tiết dịch và điện giải và long ruột, không có viêm.

Thay đổi thói quen sinh hoạt, phòng tránh bệnh tiêu chảy cấp

Bạn có thể hạn chế việc mắc phải tiêu chảy cấp nếu áp dụng một số biện pháp sau:

  • Uống nước ép trái cây không đường
  • Ăn thực phẩm chứa nhiều kali cao như chuối, khoai tây
  • Ăn thực phẩm và uống chất lỏng có chứa nhiều natri: nước canh, súp, nước giải khát, bánh quy mặn
  • Ăn thực phẩm giàu chất xơ, như rau xanh, bột yến mạch, gạo
  • Hạn chế thực phẩm có đường chỉ khiến bệnh tiêu chảy cấp trầm trọng hơn
  • Hạn chế thực phẩm có chứa caffeine như trà, cà phê và nước giải khát có gas
  • Giảm bớt các sản phẩm từ sữa và các thực phẩm giàu magie

Normagut – bổ sung men vi sinh

Đánh giá bài viết post

Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *