Táo bón ở trẻ em: Nguyên nhân và cách phòng tránh hiệu quả

Là tình trạng thường gặp, táo bón ở trẻ em không quá nguy hiểm đến sức khoẻ. Đây là dấu hiệu cảnh báo cho hệ tiêu hóa không khỏe mạnh, thiếu nước, chế độ ăn thiếu chất xơ. Ba mẹ cần chú ý để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa cho trẻ.

Táo bón ở trẻ em là gì?

Táo bón không phải là một bệnh lý mà là một triệu chứng phổ biến ở trẻ em. Biểu hiện của triệu chứng này dễ nhận thấy thông qua việc giảm số lần đi đại tiện bình thường. Bên cạnh đó, táo bón kèm theo cảm thấy khó và đau khi đại tiện do phân quá rắn hoặc có kích thước quá to. 

Trẻ sơ sinh được coi là bị táo bón nếu ít hơn 2 lần đại tiện/ngày. Với trẻ đang bú mẹ, dưới 3 lần đại tiện/tuần (trên 2 ngày/lần) được xem là táo bón và dưới 2 lần đại tiện/tuần (trên 3 ngày /lần)với trẻ lớn hơn. Táo bón tuy không nguy hiểm, nhưng nếu không được điều trị sẽ dẫn đến nhiều hậu quả như biếng ăn, suy dinh dưỡng, chậm lớn, còi cọc, đầy hơi, chướng bụng, ăn khó tiêu, nôn trớ,… Những chất độc chứa trong phân cần được thải ra ngoài mỗi ngày. Nếu bị tích lại trong ruột, chúng có thể bị hấp thu trở lại trong máu gây hại cho sức khỏe của bé. Ngoài ra, trẻ còn có nguy cơ bị sa trực tràng do rặn và phải ngồi chờ lâu, chảy máu trực tràng do phân quá rắn gây trầy xước bộ phận này.

Nguyên nhân trẻ nhỏ bị táo bón

  • Không đủ lượng nước và chất xơ: Bé uống quá nhiều nước ngọt, ít uống nước lọc và ăn ít hoa quả cũng như rau tươi.
  • Lười vận động: Bé chỉ quanh quẩn trong nhà xem tivi, chơi điện tử, internet,… khiến nhu động ruột bị “ì” lâu ngày dẫn đến táo bón.
  • Sử dụng thuốc quá nhiều: Các loại thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc giảm ho, điều trị tiêu chảy… có thể gây tác dụng phụ gây táo bón.
  • Rối loạn cảm xúc: Bé nhịn đại tiện lâu dài có thể dẫn đến táo bón hoặc có thể bé bị rối loạn cảm xúc do bầu không khí gia đình căng thẳng, cha mẹ ly hôn, có em bé mới… cũng là một trong những nguyên nhân gây nên táo bón.
  • Một số bệnh lý: Những căn bệnh liên quan đến đại trực tràng, hệ thần kinh, suy dinh dưỡng, thiếu máu… khiến trương lực ruột bị giảm, làm bé bị táo bón.

Cách phòng tránh táo bón ở trẻ em hiệu quả

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Trẻ bị táo bón nặng cần cho uống đủ nước, và bổ sung lượng rau cần thiết. Cha mẹ cũng cần lưu ý một vài điểm sau:

  • Trẻ đang bú mẹ: Duy trì cho trẻ bú sữa mẹ vì sữa mẹ có chứa thành phần cân bằng chất béo và protein, chất xơ, nước… khiến phân của bé luôn luôn mềm.
  • Trẻ ăn dặm: Các món như bột sữa, bột ngũ cốc, cháo ngũ cốc… trong giai đoạn ăn dặm thường thiếu chất xơ. Việc được cho ăn những thức ăn này quá sớm có thể khiến bé bị táo bón.
  • Trẻ lớn hơn: Tập cho trẻ có thói quen uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ quả, tránh việc nhịn đi ngoài để đảm bảo trẻ không bị táo bón.

Duy trì việc vận động thường xuyên của trẻ

Với các bé nhỏ, ba mẹ có thể cùng tập luyện các động tác nhẹ nhàng như tay chân, di chuyển, bò… để trẻ được vận động thường xuyên. Khi trẻ lớn hơn, ba mẹ khuyến khích con vui chơi ngoài trời, tham gia các môn thể thao, tránh việc để cho trẻ ngồi quá lâu trước màn hình tivi hay điện thoại, vừa không tốt cho mắt vừa dễ gây táo bón cho trẻ.

Thuốc normagut

Đánh giá bài viết post

Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *