Thiếu sắt ở trẻ em có nguy hiểm không?

Thiếu sắt ở trẻ em là chứng bệnh phổ biến gây nên bởi chế độ dinh dưỡng kém hoặc bệnh lý khác. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ khiến trẻ chậm phát triển.

Nguyên nhân gây thiếu sắt ở trẻ em

Trẻ em từ 6 tháng đến 6 tuổi mà mức huyết sắc tố ít hơn 110g/lít thì được xem là thiếu máu theo tiêu chuẩn của WHO. 

Các nguyên nhân gây thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:

  • Lượng dự trữ sắt không đủ: trước khi được sinh ra, thai nhi đã có quá trình tích lũy sắt từ trong bụng mẹ. Với trẻ sinh đủ tháng và bình thường, lượng tích trữ này phải từ 250-3.000mg, đủ cho nhu cầu tạo máu sau sinh đến 3-4 tháng. Bé sinh non, song thai hoặc dinh dưỡng thai kỳ của mẹ kém có thể là nguyên nhân dẫn đến việc thiếu sắt ở trẻ em.
  • Bé lớn nhanh: đối với bé sinh non thì tốc độ phát triển càng nhanh. Lượng sắt cung cấp qua sữa mẹ hay sữa bò đều không thể đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ. Điều này dẫn đến việc trẻ bị thiếu máu. 

Dấu hiệu thiếu sắt ở trẻ em

  • Thiếu máu do thiếu sắt nghiêm trọng sẽ có thể gây ra các triệu chứng sau:
  • Sưng bàn tay, bàn chân
  • Tăng nhịp tim, khó thở
  • Có thể gây rối loạn hành vi (pica), khiến trẻ ăn các vật kỳ lạ
  • Dễ ngất xỉu, buồn nôn, uể oải

Nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường kể trên, phụ huynh nên nhanh chóng đưa con đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu để phân tích các thành phần và đưa ra kết luận đúng nhất. Từ đó, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với lứa tuổi và thể trạng của trẻ.

Thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em, phụ huynh cần phải làm gì?

  • Trẻ sơ sinh đủ tháng thường được tích lũy lượng sắt cần thiết từ trong bụng mẹ. Vì thế, nếu trẻ được sinh ra bình thường, mẹ không cần phải bổ sung thêm sắt cho con. Hãy cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên vì sắt trong sữa mẹ dễ hấp thu nhất.
  • Trẻ sinh thiếu tháng cần được bổ sung 2mg/kg mỗi ngày, tối đa 15mg/ngày. Việc này cần được bắt đầu khi bé 1 tháng đến 12 tháng tuổi. Thông thường, các sữa công thức sẽ cung cấp đủ lượng sắt này. Nếu bé bú sữa mẹ hoàn toàn, bạn có thể bổ sung thêm sắt dạng siro lỏng cho đến khi con có thể ăn dặm.
  • Khi bé bắt đầu ăn dặm (khoảng 6 tháng tuổi), các bà mẹ nên cho bé ăn những thực phẩm giàu sắt và kẽm. 
  • Đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên, không nên cho con uống quá nhiều sữa bò (hơn  600ml) mỗi ngày. Đây không phải là nguồn bổ sung sắt. Ngược lại, chúng còn có thể gây cản trở sự hấp thu sắt của cơ thể.

Lưu ý khi sử dụng thuốc để cải thiện thiếu sắt ở trẻ em

  • Không tự ý bổ sung sắt bằng thuốc cho bé mà không có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Dạng lỏng, siro phù hợp hơn cho đối tượng trẻ nhỏ hơn các dạng thuốc khác.
  • Nên cho bé uống thuốc sắt vào thời điểm trước khi ăn hoặc sau bữa ăn 2 giờ. 
  • Dùng chung với vitamin C hoặc thực phẩm giàu vitamin C để tăng khả năng hấp thu sắt.
  • Các dạng thuốc lỏng có khả năng làm sậm màu răng của trẻ. Phụ huynh nên hướng dẫn con đánh răng kĩ sau khi dùng.
  • Nếu trẻ bị kích ứng dạ dày khi dùng thuốc sắt, bạn có thể bắt đầu bằng liều thấp sau đó tăng dần.
  • Thuốc có thể khiến bé đi ngoài phân màu đen. Tác dụng này không gây hại.
  • Tác dụng phụ nghiêm trọng: đau bụng, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn…
  • Thuốc sắt dễ gây ngộ độc nếu quá liều nên cần bảo quản xa tầm tay trẻ em.
Đánh giá bài viết post

Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *